Lịch sử Đảng_Lao_động_Triều_Tiên

Đảng Lao động Triều Tiên là một trong ba đảng tham gia hệ thống chính trị tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên[2]

Thời kỳ mới thành lập (1945-1953)

Đảng Lao động Triều Tiên có tiền thân là Đảng Cộng sản Triều Tiên, được thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1945[1]. Đảng Cộng sản Triều Tiên được thành lập ngày 25 tháng 4 năm 1925, có trụ sở ở Seoul, Đế quốc Đại Hàn thuộc Nhật Bản. Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Triều Tiên là ông Kim Yong-bom[3]. Ngày 10 tháng 10 năm 1945, Đảng Lao động Triều Tiên được thành lập dựa trên sự sáp nhập giữa Đảng Cộng sản Triều TiênĐảng Dân chủ mới Triều Tiên[4]

Bí thư thứ nhất đầu tiên của Đảng Lao động Triều Tiên là ông Pak Heon-yeong, trụ sở của Đảng vẫn đặt tại Seoul, Đế quốc Đại Hàn. Tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3, Kim Il-sung lên thay Pak Heon-yeong trở thành Bí thư thứ nhất đến lúc qua đời vào năm 1994[5].

Vào ngày 25 tháng 1948, Đảng Lao động Triều Tiên tổ chức Tổng tuyển cử ở cả miền bắc bán đảo Triều Tiên lẫn miền nam bán đảo Triều Tiên. Sau đó, Quốc hội Triều Tiên được thành lập và quyết định tên nước là Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên, thủ đô tại Seoul, có vùng quản lý trên toàn bán đảo Triều Tiên và các đảo theo luật pháp quốc tế[6]. Ông Kim Il-sung là thủ tướng, ông Kim Tu-bong làm Chủ tịch Quốc hội[7]. Lúc đầu, Kim Il-sung không phải người quyết tâm nhất trong việc sử dụng vũ lực để thống nhất đất nước mà người quyết tâm nhất là Pak Heon-yeong[8]. Sau nhiều lần hội kiến với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Iosif Vissarionovich Stalin, Bí thư thứ nhất Kim Il-sung quyết định đưa quân qua vĩ tuyến 38 để tấn công Hàn Quốc[9]. Mặc dù quân đội Hàn Quốc quá yếu nhưng lại được hỗ trợ từ Hoa Kỳ và các nước đồng minh nên dù đã mất 90% lãnh thổ vào tay Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nhưng đã phản kháng và đẩy lùi quân Triều Tiên về gần sông Áp Lục. Sau đó, với việc Trung Quốc gửi quân Chí nguyện sang Triều Tiên, chiến tranh trở nên giằng co ở khu vực vĩ tuyến 38. Với lệnh ngừng bắn ký ngày 27 tháng 7 năm 1953 đã tạm thời chia cắt Triều Tiên và đặt bán đảo này luôn trong tình trạng chiến tranh.

Thời kỳ củng cố chỗ đứng (1953-1980)

Do chính sách hòa hoãn của Liên Xô, mối quan hệ giữa Đảng Lao động Triều Tiên và Đảng Cộng sản Liên Xô không còn nồng ấm như trước. Khi mâu thuẫn Trung-Xô xảy ra, Đảng Lao động Triều Tiên đã chọn ngả theo Trung Quốc dù trước năm 1962, Tổng bí thư Kim Nhật Thành lựa chọn mô hình Liên Xô làm hình mẫu[10]

Trong giai đoạn này, Đảng Lao động Triều Tiên chủ trương tập trung phát triển công nghiệp nặng, trong đó có cả công nghiệp quốc phòng. Bên cạnh đó, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng được Liên Xô giúp đỡ về công nghệ hạt nhân dân sự nhưng khi thấy Triều Tiên có tham vọng xây dựng năng lực hạt nhân quân sự cộng thêm mâu thuẫn Trung-Xô, Liên Xô đã ngừng hợp tác hạt nhân với Triều Tiên. Sau giai đoạn này, Triều Tiên tự mình phát triển công nghệ hạt nhân. Tới thập niên 1980, Triều Tiên còn nhận được sự cộng tác với Pakistan và Iran[11].

Thời kỳ Bí thư thứ nhất Kim Jong-il (1980-2011)

Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn của Đảng Lao động Triều Tiên khi khối Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu gặp khủng hoảng, Trung Quốc đẩy mạnh chính sách hợp tác với Mỹ để chống Liên Xô. Thị trường xuất khẩu của Triều Tiên bị co hẹp trong khi nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất ngày càng khó khăn. Vào năm 1992, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã gọi Trung Quốc là kẻ phản bội khi Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc. Trong giai đoạn này, Đảng Lao động Triều Tiên từng bước hình thành và hoàn thiện học thuyết Chủ thể, trong đó đề cao tinh thần tự lực tự cường, quyết tâm yêu cầu Mỹ phải có cách đối xử với Triều Tiên như một quốc gia bình thường[12].

Sau khi Chủ tịch Kim Il-sung qua đời năm 1994, con trai ông ta là Kim Jong-il trở thành người đứng đầu Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên dù trên thực tế, ông Kim Jong-il đã bắt đầu cầm quyền từ năm 1980[13].

Khi Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright thăm Triều Tiên để thảo luận với chính quyền Triều Tiên về việc phi hạt nhân hóa, Chủ tịch Kim Jong-il trong một buổi đồng diễn để tiếp đón vị khách đến từ nước Mỹ đã nói về cảnh những diễn viên Triều Tiên đang biểu diễn một cuộc phóng vệ tinh rằng quả tên lửa ấy sẽ không dùng cho chiến tranh[14][15][16].

Thời kỳ Bí thư thứ nhất Kim Jong-un (2011-nay)

Sau khi Chủ tịch Kim Jong-il qua đời, con trai út của ông ta là Kim Jong-un trở thành người đứng đầu cả về mặt Đảng, mặt Nhà nước của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vào năm 2011[17].

Trong 3 năm cầm quyền đầu tiên của Chủ tịch Kim Jong-un, Đảng Lao động Triều Tiên đã có một số thay đổi về chính sách kinh tế khi bàn về phát triển kinh tế và nông nghiệp mang “màu sắc Triều Tiên” cũng như cải cách các đặc khu kinh tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như bắt đầu học tập kinh nghiệm của Việt NamTrung Quốc[17]

Là một người rất quan tâm tới phát triển khoa học công nghệ, Chủ tịch Kim Jong-un đã đầu tư rất nhiều giúp cho khoa học công nghệ cả dân sự lẫn quân sự của Triều Tiên đều có những tiến bộ mạnh mẽ khi nước này tự sản xuất được điện thoại thông minh và máy tính bảng[18].

Ngày 10 tháng 10 năm 2015, để kỷ niệm 70 thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Kim Jong-un đã tổ chức một cuộc duyệt binh hoành tráng[19]

Sau 36 năm, Đảng Lao động Triều Tiên sẽ tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 7 vào tháng 5 năm 2016[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đảng_Lao_động_Triều_Tiên http://edition.cnn.com/WORLD/asiapcf/9808/19/nkore... http://www.economist.com/world/asia/displaystory.c... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/ng%C3%... http://www.nytimes.com/2000/10/24/world/albright-g... http://www.nytimes.com/2003/10/02/international/as... http://vn.sputniknews.com/asia/20151112/865043.htm... http://www.news.harvard.edu/gazette/2003/11.13/13-... http://vnexpress.net/photo/cuoc-song-do-day/can-ho... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trieu-tien-s... http://www.amnesty.org/en/news-and-updates/starvin...